Ngành Logistics là gì? Đây là một trong những công việc đang có xu hướng đi lên trong những năm trở lại gần đây. Nhờ sự phục hồi sau đại dịch Covid 19 và các chính sách thích hợp của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự phục hồi của ngành Logistics trong nước nói riêng và quốc tế nói chung.
Điều đó đã tạo ra nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển và đào tạo việc làm ngành này lớn hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây của Vận Chuyển 6868 sẽ đem lại cho các bạn cái nhìn toàn cảnh chung về Logistics, giúp đỡ phần nào cho các lựa chọn nghề nghiệp cho sau này.
Câu hỏi đầu tiên mà ta cần phải trả lời trước, liệu bạn đã thực sự hiểu logistics là gì hay chưa?

NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Logistics là gì và các định nghĩ của ngành này theo nhiều khía cạnh khác nhau.
“Logistics là gì?” theo Wikipedia
Hậu cần là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa. Theo cách gọi không mang nặng tính quân sự, hoạt động này có thể được miêu tả là trữ vận hàng hóa, có thể dùng các từ mượn tiếng Trung như là vật lưu hay hóa vận. (Nguồn: Wikipedia )
“Logistics là gì?” theo Chính phủ Việt Nam
Pháp luật Việt Nam cũng có câu trả lời cho câu hỏi “Logistics là gì?” tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 khi quy định Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại.
Theo đó, thương nhân đứng ra tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan hoặc các thủ tục giấy tờ khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tư vấn khách hàng, tham gia đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. (Nguồn: Trang thông tin chính phủ .GOV )
Logistics là gì? Định nghĩa logistics theo các tổ chức quốc tế
Theo định nghĩa của CSCMP – Hội đồng Chuyên gia Quản lý Logistics: Quản lý Logistics là một phần của Quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó, quản lý logistics sẽ hướng tới sự hiệu quả của chuỗi hàng hóa, dịch vụ và thông tin trên cả hai chiều, từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng và chiều ngược lại.
Để làm được điều này, các chuyên gia quản lý Logistics phải tiến hành Hoạch định, Thực thi và Quản lý mọi hoạt động từ nơi đầu tiên đến nơi cuối cùng, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. (Nguồn: CSCMP )
Đó là cách định nghĩa khá khó hiểu và có phần hàn lâm được trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau còn nếu giải thích đơn giản và dễ hiểu thì Logistics là dịch vụ cung cấp hoặc vận chuyển hàng hóa một cách sao cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ thời gian, mức giá cho tới chất lượng đảm bảo từ nguồn sản xuất tới tay của người tiêu dùng.
Công việc chủ yếu của các công ty ngành Logistics đó là lên khung kế hoạch vận chuyển chi tiết, kiểm tra và giám sát sự di chuyển của hàng hóa hay các thông tin về nguồn sản xuất xuất nguyên liệu từ lúc xuất phát cho đến lúc đến điểm tiêu thụ cuối tùy theo yêu cầu mong muốn của khách hàng.
Như đã nói ở trên, mục đích cuối cùng của Logistics đó là đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ thời gian, mức giá cho tới chất lượng đảm bảo từ nguồn sản xuất tới tay của người tiêu dùng cho nên các công ty tham gia trong ngành này phải luôn cải tiến và chú trọng tới chất lượng tốt nhất cạnh tranh có hiệu quả trong ngành.
2.Các thuật ngữ trong logistics thường được sử dụng phổ biến
CÁC THUẬT NGỮ NGÀNH LOGISTICS THÔNG THƯỜNG | CÁC THUẬT NGỮ NGÀNH LOGISTICS HAY DÙNG |
|
|
3.Các cơ hội việc làm ngành logistics năm 2023
Hiện tại ngành logistics được chia làm 3 mảng lớn nhất đó là kho bãi – vận chuyển – giao nhận. Các hoạt động cụ thể trong từng mảng đó như sau:
– Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
– Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc container…
– Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
– Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống.
– Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho…
– Các dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ…
Với những đặc điểm dịch vụ trên, môi trường lựa chọn công việc của sinh viên ngành Logistics rất đa dạng. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc cho các công ty dịch vụ Logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, giao nhận… tại rất nhiều phòng ban phù hợp chuyên môn như dịch vụ khách hàng, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán, kinh doanh quốc tế, marketing, khai thác, kế hoạch…
5. Giới thiệu về Dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam 6868
Hiện nay có rất nhiều đơn vị vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam, nhưng để tìm được một đơn vị ưng ý và chất lượng thì không hề đơn giản. 6868 Logistics sẽ mang lại cho bạn cảm giác yên tâm và uy tín. Để hiểu hơn về dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam của chúng tôi, hãy tham khảo bài viết này bạn nhé!
- Thời gian vận chuyển nhanh nhất: Hàng về Hà Nội (chỉ từ 2 – 5 ngày); Hàng về Sài Gòn (chỉ từ 5 – 7 ngày)
- Giá cả vận chuyển cạnh tranh nhất thị trường chỉ từ 7.000 Vnd/kg.
- Bảo hiểm 100% giá trị đơn hàng nếu xảy ra sai sót trong vận chuyển mà lỗi được xác định do chúng tôi gây ra.
- Chế độ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp 24/7, sẵn sàng phục vụ bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu.
https://www.facebook.com/vanchuyenhang6868
https://www.topcv.vn/cong-viec-nganh-logistic